Những câu hỏi liên quan
Lê An Bình
Xem chi tiết
tiểu thư họ nguyễn
24 tháng 6 2016 lúc 19:57
Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa .

  -Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ. -Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. -Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng. Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”
Bình luận (0)
Nguyễn Thái Bình
24 tháng 6 2016 lúc 20:02

- Thuốc: dùng để chữa bệnh lao bằng bánh bao chấm máu người cách mạng, thể hiện sự mê muội của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ.

- Tìm Thuốc để chữa căn bệnh đớn hèn của quần chúng, căn bệnh xa rời những người làm cách mạng.

- Nhan đề thể hiện nét đặc sắc của bút pháp nghệ thuật nội tâm: Bình dị, hàm súc, trầm lắng mang tính triết luận sâu sắc.

-“Thuốc”: Là một dấu hỏi, đặt ra hai phương án: Thuốc chữa bệnh cho con người hay là thuốc độc giết người? Trước hết đó là câu chuyện kể về một phương thuốc chữa bệnh lao của những người dân lạc hậu, tăm tối ở Trung Hoa đầu thế kỷ XX. Nhưng tác phẩm còn đề cập đến một vấn đề sâu xa hơn: Xã hội Trung Hoa thời kỳ này là một xã hội cổ hủ, lạc hậu. Con người không chỉ u mê trong nhận thức khoa học( về chữa bệnh) mà còn u mê trong cả việc nhận thức chính trị, xã hội( về những người cách mạng). Thật là một căn bệnh tinh thần trầm trọng cần phải chữa chạy, nếu dân tộc Trung Hoa muốn tự giải phóng khỏi hàng nghìn năm phong kiến tối tăm, lạc hậu.

- Thuốc: Chính là phương thuốc chữa bệnh u mê, căn bệnh tinh thần cho người dân,  căn bệnh đó đòi hỏi phải có một phương thuốc đặc biệc

- Nhan đề tác phẩm không đơn thuần là chuyện chống mê tín dị đoan mà cao hơn là sự giác ngộ, một sự nhận thức đúng đắn, một cuộc cách mạng thực sự. Xã hội Trung Quốc đang trong giai đoạn tìm đường và Lỗ Tấn cũng đang tìm đường. 

Bình luận (0)
Lưu Thị Thảo Ly
24 tháng 6 2016 lúc 20:18

Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa .

-Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố 
Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ.

-Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

-Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.

Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn
 đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì bôn ba trong chốn quạnh hiu”

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 6 2018 lúc 9:57

Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn:

   - Vừa có ý nghĩa thực lại vừa mang ý nghĩa ẩn dụ:

      + Ý nghĩa thực: Chỉ những ngôi sao trên bầu trời. Dù trong bom đạn chiến tranh vẫn ngời sáng.

      + Ý nghĩa ẩn dụ: Chỉ 3 cô gái trong tổ trinh sát mặt đường anh hùng, không ngại hiểm nguy, gian khổ. Đó là những cô gái trẻ trung, lãng mạn, có sức tỏa sáng diệu kì. Ánh sáng ấy không phô trương mà phải nhìn ngắm thật lâu để thấy được vẻ đẹp của nó.

→ Nhan đề lãng mạn, giàu chất thơ.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 8 2019 lúc 15:57

- Ý nghĩa nhan đề: : Ôn dịch, thuốc lá đã cho thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.

- Ôn dịch trong tiếng Việt là từ được dùng để làm tiếng chửi rủa thể hiện thái độ căm ghét, ghê sợ - một loại bệnh nguy hiểm lây lan làm chết người. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Tác giả dùng dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”, là sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm (vừa căm tức vừa ghê sợ).

Bình luận (0)
Cù Thị Oanh
Xem chi tiết
Vũ Hữu Đức
7 tháng 11 2021 lúc 22:35

- Những ngôi sao xa xôi: hình ảnh thực chỉ những ngôi sao trên mũ của những cô gái thanh niên xung phong.

- Những ngôi sao xa xôi: gợi nhớ về quê hương luôn hiển hiện trong tâm trí của các cô gái thanh niên xung phong.

- Ngoài ra, nhan đề còn mang còn có ý nghĩa biểu tượng. Những ngôi sao trên bầu trời xa xôi, nhưng phát ra thứ ánh sáng dịu dàng, có sức mê hoặc lòng người. Ánh sáng đó chính là biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng của những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Các cô thanh niên xung phong cũng giống như “những ngôi sao xa xôi” nơi cuối rừng Trường Sơn, thắp sáng khu rừng với vẻ đẹp của nhiệt huyết cách mạng, sự dũng cảm kiên cường nhưng cũng đầy mơ mộng, yêu đời.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Bích
8 tháng 11 2021 lúc 22:08

- Những ngôi sao xa xôi: hình ảnh thực chỉ những ngôi sao trên mũ của những cô gái thanh niên xung phong.

- Những ngôi sao xa xôi: gợi nhớ về quê hương luôn hiển hiện trong tâm trí của các cô gái thanh niên xung phong.

- Ngoài ra, nhan đề còn mang còn có ý nghĩa biểu tượng. Những ngôi sao trên bầu trời xa xôi, nhưng phát ra thứ ánh sáng dịu dàng, có sức mê hoặc lòng người. Ánh sáng đó chính là biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng của những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Các cô thanh niên xung phong cũng giống như “những ngôi sao xa xôi” nơi cuối rừng Trường Sơn, thắp sáng khu rừng với vẻ đẹp của nhiệt huyết cách mạng, sự dũng cảm kiên cường nhưng cũng đầy mơ mộng, yêu đời.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Anh
8 tháng 11 2021 lúc 22:57

Nhan đề "Những ngôi sao xa xôi" trước hết là những ngôi sao trên mũ của người chiến sĩ của những cô gái thanh niên xung phong. "Những ngôi sao xa xôi còn là hình ảnh của quê hương luôn hiển hiện trong tâm trí của các cô gái thanh niên xung phong. "Những ngôi sao xa xôi" còn có ý nghĩa biểu tượng. Đó là thứ ánh sáng dịu dàng, cái ánh sáng ẩn hiện xa xôi lại có sức mê hoặc lòng người. Đó là biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng của những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Các cô thanh niên xung phong là "Những ngôi sao xa xôi" nơi cuối rừng Trường Sơn đều ngời sáng vẻ đẹp của con người anh hùng cách mạng .…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 2 2018 lúc 2:42

●   Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "làng" là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

●   Như vậy, nhan đề "làng" vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.

Bình luận (0)
Lê Trung Dũng
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Hồng
11 tháng 3 2016 lúc 11:24

- Mục đích sáng tác của Lỗ Tấn: Dùng ngòi bút phanh phui những căn bệnh tinh thần của nhân dân Trung Quốc, làm cản trở nghiêm trọng con đường đấu tranh cách mạng của họ để từ đó tìm phương chạy chữa.

- Truyện “Thuốc” :

* Thuốc là nhan đề đa nghĩa :Trước hết nó là thứ thuốc chữa bệnh lao của người Trung Quốc u mê, lạc hậu, một cách chữa bệnh đầy mê tín tin rằng chiếc bánh bao tẩm máu người là một phương thuốc  chữa được bệnh lao. Rốt cuộc con bệnh vẫn chết . Chết trong không khí ẩm mốc tanh mùi máu của nước Trung Hoa lạc hậu .

* Qua truyện, Lỗ Tấn đã đề cập tới một vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu xa , khái quát hơn đó là sự u mê , đớn hèn, mông muội về chính trị xã hội của quần chúng và bi kịch không hiểu, không ủng hộ người Cách mạng tiên phong .

* Với tư cách là nhà văn cách mạng, Lỗ Tấn muốn khẳng định : Để cứu Trung Quốc , phải có phương thuốc chữa khỏi bệnh mê muội ,đớn hèn của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của người Cách mạng Hạ Du thời đó .Thuốc còn là phương thuật giác ngộ quần chúng đấu tranh tự giải thoát khỏi hàng nghìn năm phong kiến đã đè nặng lên đời sống người dân Trung Quốc.

Bình luận (0)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Liên
8 tháng 4 2021 lúc 17:22

Trả lời:

Ý nghĩa nhan nhan đề bài Những ngôi sao xa xôi gợi nhớ đến hình ảnh những ngôi sao lớn trên bầu trời thành phố quê hương mà Phương Định nhân vật chính trongtruyện thường hay nhớ lại. Hình ảnh ấy gắn liền với tuổi ấu thơ êm đềm bên gia đình, bên người thân.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Mai Hằng
8 tháng 5 2021 lúc 10:52

Nhan đề gắn liền với những hình dung, tưởng tượng của Phương Định về những ngọn đèn trên những ngọn đèn trên quảng trường thành phố “lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích”. Chọn một nhan đề như vậy, Lê Minh Khuê đã nói được rất nhiều ý nghĩa biểu tượng:

+ Gợi vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định, người thiếu nữ Hà Nội trẻ trung, mơ mộng.

+ Đó còn là vẻ đẹp tâm hồn của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Họ giống như những ngôi sao lấp lánh với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh tế trên nề của hiện thực chiến tranh gian khổ, mất mát.

+ Những ngôi sao ấy ở “xa xôi” nên ánh sáng của nó không chói lòa, rực rỡ, nó đòi hỏi ta phải kiếm tìm mới cảm nhận được vẻ đẹp diệu kì ấy.

+ Góp phần thể hiện chủ nghĩa anh hùng, vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Nó khơi gợi cảm xúc lãng mạn cách mạng và phần nào giảm bớt những đau thương, mất mát của chiến tranh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Ánh
15 tháng 5 2021 lúc 12:08

   Hình ảnh những ngôi sao xuất hiện nhiều lần trong bài, mang nhiều ý nghĩa. Đó là những ngôi sao trên mũ người chiến sĩ, những ngôi sao trên bầu trời thành phố, những ngôi sao trong truyện cổ tích, là những ngôi sao của sự hy vọng khát khao. Những ngôi sao ấy là ẩn dụ cho những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là biểu tượng về phẩm chất cách mạng ngời sáng tâm hồn trong sáng hồn nhiên lạc quan, đầy mơ mộng và trẻ trung của họ. Ánh sáng ấy lặng lẽ khiêm nhường nhưng vô cungd dẹp đẽ có sức mê hoạc lòng người.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trương Văn Châu
Xem chi tiết
Guyo
24 tháng 6 2016 lúc 20:07

- Lấy vợ là một trong ba việc lớn nhất của đời người: Làm nhà, lấy vợ, tậu trâu : Hệ trọng, tốn nhiều tiền của, mất nhiều thời gian.

 - Vợ nhặt : Không tốn tiền của, không mất công sức. Vợ lại có thể nhặt được như một thứ đồ vật, một thứ bỏ đi, không giá trị -> Con người bị đặt ngang hàng với đồ vật, bị hạ thấp. Giá trị con người bị coi thường, khinh rẻ, nhân phẩm bị hạ thấp.

 - Nhan đề có giá trị tố cáo sự bi đát cùng quẫn của đời sống xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.

 

Bình luận (0)
Diệp Tử Đằng
31 tháng 1 2017 lúc 11:46

Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. "Nhặt" đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào . Nhưng "vợ" lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.

Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 7 2019 lúc 13:51

- Ý nghĩa nhan đề: thể hiện được sự hấp dẫn không chỉ ở cốt truyện với tình huống trớ trêu và nghịch lí mà tác giả còn xây dựng hệ thống yếu tố hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nhằm diễn đạt những suy ngẫm, những giá trị đích thực. Bến quê là những gì gần gũi, thân thiết nhất, đẹp đẽ nhất, là nơi ta sinh ra, nơi ta lớn lên thành người và cũng là nơi ta nhắm mắt xuôi tay. Vậy mà nhiều khi ta vô tình lãng quên đi nó.

Bình luận (0)